Khi nhà bạn có em bé, việc trẻ nôn trớ, đánh đổ sữa hoặc tè dầm ra đệm là điều khó tránh. Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn cách xử trí khi gặp tình huống này để vệ sinh cho chiếc đệm thơm tho sạch sẽ trở lại.

Bước 1 – Loại bỏ dịch nôn khỏi bề mặt đệm

Bước đầu tiên và quan trọng nhất là loại bỏ dịch nôn khỏi bề mặt đệm ngay khi có thể. Bạn có thể sử dụng một tớ giấy cứng làm hót rác và một tờ nữa làm chổi. Nên sử dụng giấy phủ bóng hoặc bìa nhựa mỏng để hạn chế thấm nước và dễ thao tác.

Bước 2 – Loại bớt dịch trẻ nôn trớ thấm trên đệm

Loại bớt dịch nôn trớ

Sau khi tháo ga trải giường, bạn dùng khăn khô hoặc giấy ăn để thấm thật kỹ khu vực dính dịch nôn trớ trên đệm. Có thể kết hợp dùng tay ấn với một lực vừa phải để ép chất lỏng thoát ra ngoài. Dịch nôn trớ còn lại có thể có mùi nồng hắc khiến bạn khó có thể ngủ tiếp. Hãy khử mùi sơ bộ theo bước dưới đây.

Khử mùi nồng hắc của dịch nôn trớ

Hòa bột baking soda vào một lượng nước vừa đủ có thể phủ kín vùng dính dịch nôn trớ. Chờ 15 phút để baking soda phát huy chức năng khử mùi. Sau đó lại dùng giấy ăn để hút bớt nước ra khỏi đệm. Hoặc bạn có thể rắc bột baking soda trực tiếp lên đệm để khử mùi. Bạn có thể phủ một tấm khăn tắm lớn lên khu vực có dịch nôn trớ và tiếp tục công việc chăm sóc em bé.

Bước 3 – Làm sạch hoàn toàn dịch trẻ nôn trớ bên trong đệm

Sáng hôm sau, khi có thời gian để xử lý sạch đệm, bạn kiểm tra xem kết cấu đệm có thể tháo rời được không. Nếu có thể, hãy tháo rời riêng tấm đệm bị dính dịch nôn trớ ra.

Đối với đệm bông ép 3 tấm

Nếu tháo được, bạn có thể lấy tấm đệm ra khỏi vỏ bọc để việc vệ sinh được thuận tiện hơn. Lật úp tấm đệm và đặt vùng dính dịch nôn trớ trên một chiếc chậu to. Sau đó tưới nước liên tục vào khu vực có dịch nôn trớ. Dịch này sẽ theo nước chảy ra khỏi tấm đệm. Có thể dùng tay ấn xuống để nước không lan sang các phần đệm vẫn sạch sẽ. Hoặc bạn có thể đặt một vật nặng đè lên vùng đệm cần làm sạch.

Đối với đệm cao su kymđan

Đệm cao su thường rất nặng và bạn khó lòng dịch chuyển nên bạn cần vệ sinh nó tại chỗ.
Hòa dung dịch tẩy rửa và đổ lên vùng dịch nôn trớ. Căn cứ vào cấu tạo lỗ thoáng trên đệm cao su, bạn dùng giẻ và que cứng để có thể lau tới tận đáy lỗ thoáng.

Bước 4 – Tẩy vết bẩn trên bề mặt đệm

Nếu dịch nôn trớ có màu, bạn dùng thêm chất tẩy rửa thông thường như bột giặt hoặc nước giặt. Dùng bàn chải có độ cứng vừa phải để chà sát bề mặt cho đến khi không còn màu của dịch nôn trớ.

Bước 5 – Khử trùng cho tấm đệm

Dịch khi trẻ nôn trớ có thể chứa vi khuẩn từ dạ dày hoặc thức ăn lên men sinh ra. Bạn có thể khử trùng bằng  cồn y tế tưới trực tiếp vào khu vực dính dịch nôn trớ.

Bước 6 – Phơi khô đệm

Sau khi chắc chắn đã loại bỏ hoàn toàn dịch nôn trớ, hãy mang đệm ra phơi khô dưới trời nắng to.
Trường hợp đệm cao su, bạn có thể dùng quạt bàn thổi bề mặt kết hợp bật điều hòa phòng. Điều hòa không khí sẽ giảm độ ẩm trong căn phòng giúp việc làm khô đệm nhanh hơn.

Trên đây là cách bạn xử lý khi trẻ nôn trớ, đánh đổ sữa hoặc tè dầm ra đệm. Nếu không có thời gian để tự làm sạch đệm, bạn có thể gọi tới dịch vụ giặt đệm tại nhà chuyên nghiệp. Mất chừng 1.5 đến 2 tiếng là đội thi công có thể loại bỏ hoàn toàn dịch nôn trớ và làm khô đệm tại chỗ.

Có thể Bạn Quan Tâm: Hệ thống khách sạn Nha Trang mặt biển Giá rẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *